Chúng ta vẫn sử dụng mật ong mỗi ngày để chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, nhưng không phải ai cũng biết những giọt mật được con ong chế tạo qua quá trình vô cùng đặc biệt. Bây giờ chúng ta sẽ khám phá quy trình thú vị này nhé!
Con ong chế tạo mật theo quá trình sau:
Một đội quân ong thợ sẽ bay đi hút mật hoa, hút khi nào đầy diều sẽ mang về tổ. Khi mang mật hoa về đến tổ sẽ có đội quân ong thợ khác tiếp nhận mật hoa ở vòi mật của nó và nuốt vào trong diều của mình. Mật hoa trong diều của con ong tiếp nhận mật được nhào trộn 120 - 240 lần, sau đó chúng tìm lỗ tổ ong còn trống nhỏ giọt mật vào.
Tuy nhiên, loại mật này chưa đạt độ chín, vì mới luyện nên sẽ chứa nhiều nước 40-80%. Để có được mật ong hoàn chỉnh, con ong phải thực hiện quá trình làm sánh mật, khi nàomật ong sánh lại chỉ còn 18-20 % nước thì mới đạt chuẩn.
Nghiên cứu chỉ ra rằng muốn chế 100g mật, con ong phải có 12.000 – 15.000 chuyến vận chuyển mật hoa và muốn có mật đầy diều được một chuyến con ong phải hút mật của 75 - 85 bông hoa.
Quá trình cô đặc mật được con ong thợ thực hiện theo 3 quá trình:
Thứ nhất: quá trình hút nước của diều khi giọt mật đang ở trong diều (các tế bào của thành diều hút nước chuyển thành hồng bạch huyết, qua ống Marnphighi vào ruột để bài tiết ra ngoài).
Thứ hai: Các chú ong sẽ di chuyển giọt mật trên miệng lỗ, việc di chuyển giọt mật từ lỗ này qua lỗ khác sẽ khiến quá trình bốc hơi diễn ra nhanh chóng.
Thứ 3: một số con ong thợ làm nhiệm vụ vỗ cánh tạo ra gió để tăng sự bốc hơi trong mật non. Mỗi con ong cụ thể vỗ cánh 26.400 lần trong một phút để góp phần tăng nhanh bốc hơi nước trong mật.
Khi mật ong trong lỗ tổ đạt đến độ già (18 - 20% nước) thì con ong dùng sáp ong vít nắp lỗ tổ lại. Như vậy là con ong đã hoàn thành quá trình chế tạo mật hoa thành mật ong.
Quá trình cô đặc mật được con ong thợ thực hiện theo 3 quá trình:
Thứ nhất: quá trình hút nước của diều khi giọt mật đang ở trong diều (các tế bào của thành diều hút nước chuyển thành hồng bạch huyết, qua ống Marnphighi vào ruột để bài tiết ra ngoài).
Thứ hai: Các chú ong sẽ di chuyển giọt mật trên miệng lỗ, việc di chuyển giọt mật từ lỗ này qua lỗ khác sẽ khiến quá trình bốc hơi diễn ra nhanh chóng.
Thứ 3: một số con ong thợ làm nhiệm vụ vỗ cánh tạo ra gió để tăng sự bốc hơi trong mật non. Mỗi con ong cụ thể vỗ cánh 26.400 lần trong một phút để góp phần tăng nhanh bốc hơi nước trong mật.
Khi mật ong trong lỗ tổ đạt đến độ già (18 - 20% nước) thì con ong dùng sáp ong vít nắp lỗ tổ lại. Như vậy là con ong đã hoàn thành quá trình chế tạo mật hoa thành mật ong.