Có rất nhiều người sử dụng mật ong sau một thời gian thấy mật ong bị đóng đường hay mật bị kết tinh, nghĩa là mật ong chuyển từ dạng lỏng sang dạng hạt, thô, to. Quá trình chuyển hóa sẽ thành dạng mịn trước, sau đó sẽ thành dạng hạt.
Tuy nhiên đây là hiện tượng bình thường của mật ong nên người sử dụng hoàn toàn có thể yên tâm. Mật ong có thể kết tinh ở miệng chai, đáy chai hoặc có khi cả chai. Lý do là vì thành phần chính của mật ong Fructozo (khoảng 38,5%) và Glucozo (khoảng 31%). Glucozo dễ bị tách nước và tạo thành dạng tinh thể, khiến mật từ dạng lỏng sang dạng mịn phù sa rồi chuyển tiếp thành dạng hạt.
Các yếu tố làm mật ong bị kết tinh?
- Nhiệt độ: nhiệt độ là lý do chính khiến mật ong bị kết tinh, ở mỗi một khoảng nhiệt độ sẽ ảnh hưởng khác nhau, bao gồm:
+ Dưới 5 độ C, mật ong rất khó kết tinh. nếu bảo quản ở ngăn đông tủ lạnh, mật sẽ đặc lại và dẻo chứ không bị đóng đường.
+ Mức 6-20 độ C, mật ong rất rõ kết tinh. Có thể thấy rõ khi thời tiết lạnh mùa đông hoặc để ngăn mát tủ lạnh.
+ Trên 27 độ thì mật ong kết tinh sẽ bị tan chảy, mật sẽ không thể bị kết tinh hay lắng đường. Tuy nhiên lưu ý nhiệt độ cao quá sẽ làm mật ong giảm chất lượng.
- Hàm lượng nước: Nếu hàm lượng nước trong mật nhiều thì mật sẽ lỏng hơn, kết tinh chậm hoặc không kết tinh. Ngược lại nếu hàm lượng nước ít thì mật sẽ đặc hơn, nhanh bị lắng đường hoặc kết tinh.
- Nguồn mật: Tùy thuộc vào loại mật hoa mà sự kết tinh hay đóng đường sẽ diễn ra nhanh hay chậm. Ví dụ mật ong hoa nhãm sẽ khác mật hong hoa cà phê hay hoa xuyến chi.
- Hàm lượng đường Glucozơ: thành phần Glucozơ và Fructozơ trong mật ong là 1:1, nếu tỷ lệ này cao, mật sẽ nhanh kết tinh. Ngược lại, tỷ lệ này càng thấp thì tốc độ đóng đường càng chậm thậm chí không diễn ra.
Nguồn mật từ các loài cây có hàm lượng Glucozơ cao khiến mật dễ bị kết tinh như: cao su, điều, cà phê...
Phấn hoa lẫn trong mật: mật ong thô chưa qua xử lý (mật ong nguyên chất) thường bị lẫn phấn hoa, yếu tố này cũng dẫn đến hiện tượng lắng đường.
Bên cạnh đó, hạt sáp vụn, bụi, bọt nhỏ cũng có thể trở thành nền tảng cho các tinh thể bắt đầu hình thành.
Mật có quá trình kết tinh chậm hoặc không bao giờ đóng đường là do hàm lượng Fructozơ khá cao. Loại này thường có độ ngọt đậm hơn như mật hoa vải, mật hoa nhãn...
Mật ong kết tinh hay đóng đường có ảnh hưởng gì không?
Câu trả lời chắc chắn là không. Đó là một hiện tượng vật lý bình thường của mật ong. Ở một số nước, họ còn thích mua mật ong đóng đường vì họ biết đây là một trong những yếu tố cho thấy mật tự nhiên, không qua chế biến sâu.
Cách xử lý mật ong đóng đường
Mật ong bị đóng đường được xử lý khá đơn giản. Chỉ cần ngâm chai mật vào nước ấm nhiệt độ 70 tới 80 độ trong 30 phút là mật sẽ trở về trạng thái bình thường.
Cách phân biệt mật ong đóng đường nguyên chất hay pha đường?
Mật ong pha nước đường thường loãng hơn mật ong nguyên chất nên nó ít bị kết tinh hơn, hoặc nếu nấu đặc thì sẽ có kết tinh một lớp mỏng ở đáy chai. Ngoài ra, đường kết tinh của mật ong giả, pha đường sẽ đóng thành cục rất cứng và khó tan hơn loại đường kết tinh tự nhiên. Nếm vào có cảm giác hơi vướng cổ, có mùi lạ và nhạt. Còn mật ong thật sẽ ngọt thanh mát và thơm đậm nhưng không ngấy.
Ngược lại đường kết tinh trong mật ong nguyên chất rất mịn và dễ dàng tan ngay trong miệng, đặc biệt mùi vị cũng thanh mát hơn. Có thể rã mật ong bị kết tinh bằng cách ngâm chai/lọ trong thau nước nóng khoảng 70 độ C, thay nước vài lần đến khi chai mật rã kết tinh. Thỉnh thoảng mở nắp cho khí thoát ra rồi vặn chặt và lau khô nắp. Tuyệt đối không đun, không sử dụng lò vi sóng, không phơi mật bị kết tinh dưới ánh nắng mặt trời.
Rất khó phân biệt được mật ong chất lượng khi nhìn bằng mắt thường, người tiêu dùng chỉ còn biết trao gửi niềm tin vào đơn vị cung cấp uy tín, đáng tin cậy. Adela Honey là thương hiệu mật ong uy tín từ trại ong Tấn Tú, Sơn La. Chúng tôi cam kết một ong nguyên chất 100%, không tạp chất, không đường hóa học. Cam kết miễn phí đổi trả nếu khách hàng không hài lòng.